Thường vào những dịp lễ lớn hay những ngày đầu tháng, rằm âm lịch, những người con của Phật giáo, các gia đình sẽ đến làm lễ, thăm viếng thể hiện sự tôn sùng, biết ơn với mong muốn cầu phúc, cầu bình an từ khắp mọi nơi. 

Phong tục đi lễ – thăm viếng tại chùa của các gia đình

Đã từ lâu, phong tục đi lễ – thăm viếng tại chùa đã là một nét đẹp truyền thống của những người con Phật giáo, mỗi gia đình nói riêng và người dân Việt Nam nói chung. 

Các gia đình thường đi lễ – viếng thăm vào những dịp lễ lớn như: Vu lan báo hiếu, Lễ Phật đản, lễ xuân đầu năm,… hay thậm chí là những ngày đầu tháng hoặc ngày rằm trong năm. Người Việt tin rằng việc đi lễ – thăm viếng thường xuyên sẽ đem lại nhiều may mắn, tài lộc và bình an. Mỗi người đi lễ – thăm viếng sẽ với nhiều mục đích khác nhau nhưng đa số đều là cầu bình an, sức khỏe và những ước nguyện của bản thân. Bên cạnh đó, cũng có người đi chùa là để tìm kiếm những giây phút bình yên , thanh tịnh tâm hồn nhằm xua tan đi những lo lắng, mệt mỏi và bất an trong cuộc sống nhưng cũng có người đến chùa để sám hối, mong cầu sự tha thứ từ Đức Phật.

Đi lễ chùa đầu năm thế nào cho đúng

Những lưu ý khi cùng gia đình đến đi lễ – thăm viếng tại chùa

Chùa là chốn linh thiêng, nơi cư trú của các Đức Phật nên bạn phải đặc biệt chú ý và lưu ý những điều cấm kỵ sau đây khi đến đi lễ – thăm viếng tại chùa để tránh đắc tội với bề trên.

Trang phục đi lễ chùa

Khi đi lễ – viếng thăm chùa, bạn phải lựa chọn những trang phục gọn gàng, lịch sự và sạch sẽ. Ưu tiên những trang phục tối giản, ít họa tiết rườm rà và tránh những màu sắc quá sặc sỡ. Tuyệt đối không được mặc những trang phục gây phản cảm như váy quá ngắn, quần đùi, áo crop, các loại trang phục hở hang,…Nếu mặc những trang phục này bạn sẽ bị đánh giá là một người không có quy chuẩn và không có cốt cách Phật giáo. Đồng thời, bạn cũng sẽ nhận được nhiều ánh mắt dị nghị của những người xung quanh hay những lời lẽ khó nghe và quan trọng nhất là bạn đã vừa đắc tội với Đức Phật, khó lòng tha thứ.

Đi lại trong chùa

Bạn không nên đi lễ Phật bằng cửa chính, vì theo nghi lễ của chùa thì cửa chính là cửa dành riêng cho Đức Phật, Ngọc Đế, Quân vương và các bậc cao tăng mới được bước vào. Vậy nên bạn chỉ nên bước vào bằng cửa phụ và lưu ý khi đi qua cổng Tam quan thì nên đi vào bằng cửa bên phải và đi ra bằng cửa bên trái để tránh phạm lỗi với bề trên. Nói chung, mọi bước chân đi lại trong chùa bạn phải quan sát thật kỹ và nên di chuyển theo số đông xung quanh để không gây ra lỗi.

Điều lưu ý quan trọng là bạn không được gây ồn ào, ăn nói quá lớn làm ảnh hưởng đến không khí chùa và mọi người xung quanh.

Thắp hương

Chỉ nên thắp hương bên ngoài chùa như những âm thờ, đỉnh hương đặt ngoài khuôn viên và hạn chế thắp hương trong chùa bởi nó có thể ảnh hưởng đến tượng Phật và pháp khí của chùa.

Cầu nguyện

Khi bước vào không gian điện thờ, bạn tuyệt đối không quỳ hoặc đứng ở chính giữa vì đây là điều cấm kỵ. Hành lễ phải nghiêm túc, không cười đùa, nói chuyện và phải thật sự thành tâm, cung kính.

Cầu nguyện tâm phải tĩnh, không suy nghĩ linh tinh, chỉ nên cầu nguyện bình an, che chở từ Phật. Ngoài ra, vẫn còn nhiều những lưu ý khi đến đi lễ – thăm viếng tại chùa nhưng mình chỉ liệt kê những lưu ý quan trọng, các bạn cũng nên tìm hiểu và tham khảo thêm nhiều thông tin nhé.

Cần chuẩn bị gì khi đi lễ – thăm viếng tại chùa

Thật ra đi lễ – viếng chùa không cần chuẩn bị mâm lễ quá cầu kỳ mà chỉ nên sắm các lễ chay như hương, hoa, trái cây, xôi, chè,… hoặc những món ăn chay đơn giản, thanh tịnh. Nên tìm hiểu trước thông tin về ngôi chùa bạn đi thăm viếng, để chuẩn bị mâm lễ mặn hay chay sao cho phù hợp.

Không nên chuẩn bị vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng Phật tại chùa và nếu có thì chỉ nên đặt ở các bàn thờ thần linh, Thánh Mẫu hay bàn thờ Đức Ông. Còn đối với tiền thật thì bạn nên bỏ vào các hòm công đức tại chùa và không nên đặt trên hương án của chính điện.

Những ngôi chùa Phật giáo nguyên thủy tại TPHCM

Chùa Nguyên Thủy

Trụ trì: Tỳ khưu PHÁP CHẤT

Chùa nằm tại số 33A Đường số 10, Khu phố 1, Phường Cát Lái. Quận 2, TPHCM

Số điện thoại liên hệ: 08 742 0214 hoặc 091803250769

Chùa Giác Quang

Tọa lạc tại số 47 Lương Văn Can, Phường 15, Quận 8, TPHCM

Trụ trì: Tỳ khưu THIỆN ĐẠT

Số điện thoại: 08. 8 549.247

Chùa Pháp Quang

Trụ trì: Tỳ khưu MINH GIÁC

Địa chỉ: 414/17 Nơ Trang Long, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TPHCM

Số điện thoại: 08. 8432 913

Chùa Kỳ Viên

Địa chỉ: 610 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 3, Quận 3, TPHCM

Số điện thoại: 08. 832 5522 hoặc 0903. 870 370

Lời kết

Bài viết vừa rồi cũng đã cung cấp cho bạn thêm thông tin, những lưu ý khi đi lễ – viếng thăm chùa. Mong rằng bạn và gia đình sẽ có kỳ đi lễ – thăm viếng chùa như ý.